Đa số chúng ta thở bằng ngực và thường thở nông và cạn, chỉ dùng cơ ngực và cơ vai trong lúc thở, mục đích trao đổi oxy và thải CO2, chính vì vậy không khí không thể vào làm đầy hai lá phổi. Luyện tập thở sâu sẽ giúp kích hoạt các cơ quan năng lượng sâu trong cơ thể, giúp điều hòa dòng chảy của khí trở lại trạng thái cân bằng, giải tỏa stress, đặc biệt giúp giảm béo bụng hiệu quả.
Thở bụng là gì?
Lưu ý hít vào phình bụng thuộc dương và thở ra hóp bụng lại thuộc âm, nên thời gian hai kỳ thở phải bằng nhau để cân bằng âm dương. Nhịp thở phải chậm, sâu, nhẹ, dài. Điểm mấu chốt của thở bụng là khi hít vào phình bụng, cơ hoành hạ xuống làm cho các cơ quan trong bụng bị đẩy xuống; khi thở ra hóp bụng tối đa, cơ hoành nâng lên, các cơ quan bị kéo lên. Hoạt động đó đã massage liên tục đều đặn và nhẹ nhàng những cơ quan bên trong như ruột, gan, dạ dày, lá lách... làm điều hòa các nội tạng, nhất là cơ quan tiêu hóa. Thở như vậy cũng điều hòa hệ thần kinh, từ đó khí huyết lưu thông mạnh mẽ, tránh được các rối loạn thần kinh như stress, những bệnh về hưng phấn hoặc ức chế hệ thần kinh... Nhịp độ thở chậm sâu dài giúp cho oxy đến đầy đủ tận cùng toàn bộ tế bào trong cơ thể, do đó sẽ có sự chuyển hóa hoàn toàn nhất, tránh được khả năng đào thải những chất có gốc tự do gây bệnh và các chất oxy hóa từ tế bào tự hủy hoại vì thiếu oxy, đó là mầm mống của bệnh tật. Luyện tập thở bụng giúp cơ hoành được luyện tập tốt, giúp bạn có một vòng eo lý tưởng với cơ bụng săn chắc đầy quyến rũ.
Nên tránh những kiểu thở quá căng thẳng, bế, ép, nén dễ đưa đến tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Phải chú ý ở đan điền, thở hít khoan thai chậm răi, nhẹ nhàng, sâu, dài. Toàn bộ cơ thể đều phải thư giăn, thả lỏng thì nội khí mới sản sinh ra được và khí mới lưu thông trong cơ thể. Ban đầu thở chỉ là ư thức nhưng lâu ngày sẽ biến thành vô thức. Thật vậy, sau chừng một năm luyện tập, người tập sẽ chuyển được từ thở ngực qua thở bụng một cách phản xạ, dù lúc nghỉ ngơi hoặc sinh hoạt bình thường.
Kỹ thuật thở bụng
Về mặt dưỡng sinh thì nên thở bụng theo kỹ thuật sau đây:
- Ngồi trên ghế hoặc ngồi xếp bằng hoặc nằm hai chân thẳng, thả lỏng tự nhiên. Ban đầu, khi chưa quen với việc thở bằng bụng thì tư thế dễ nhất là tư thế nằm.
- Có thể đặt một tay trên bụng và một tay trên ngực để dễ dàng theo dõi hơi thở. Bắt đầu tập trung tư tưởng, mắt mở hay nhắm cũng được, thả lỏng thư giăn toàn bộ cơ thể.
- THỞ VÀO, THỞ RA BẰNG MŨI. Hít vào bụng dưới phình to ra. Người mới học không nên cưỡng ép quá và không cần cố gắng phình to lắm mà chỉ phình ra chút xíu là được, từ từ lâu ngày sẽ đạt. Hơi thở cần chậm, nhẹ, sâu, dài, không nín hơi.
- Khi đã hít vào tối đa, từ từ thở ra cũng chậm sâu dài, ép bụng thở ra hết càng sâu càng tốt. Khi thở ra hết rồi thì bắt đầu hít vào trở lại. Nên nhớ thời gian hít và thở bằng nhau. Giai đoạn đầu không quen thì không thể cân bằng 2 kỳ thở được, nhưng từ từ vài ngày quen sẽ cân bằng được.
Thở lúc nào?
- Thở mọi lúc mọi nơi nếu cần, với điều kiện là có không khí trong lành.
- Không nên tập thở trong môi trường ô nhiễm, phòng có máy lạnh, trong nhà đầy hơi người, dưới cây vào ban đêm (do cây thải CO2 vào ban đêm), và trước gió....
Thở bụng là gì?
Lưu ý hít vào phình bụng thuộc dương và thở ra hóp bụng lại thuộc âm, nên thời gian hai kỳ thở phải bằng nhau để cân bằng âm dương. Nhịp thở phải chậm, sâu, nhẹ, dài. Điểm mấu chốt của thở bụng là khi hít vào phình bụng, cơ hoành hạ xuống làm cho các cơ quan trong bụng bị đẩy xuống; khi thở ra hóp bụng tối đa, cơ hoành nâng lên, các cơ quan bị kéo lên. Hoạt động đó đã massage liên tục đều đặn và nhẹ nhàng những cơ quan bên trong như ruột, gan, dạ dày, lá lách... làm điều hòa các nội tạng, nhất là cơ quan tiêu hóa. Thở như vậy cũng điều hòa hệ thần kinh, từ đó khí huyết lưu thông mạnh mẽ, tránh được các rối loạn thần kinh như stress, những bệnh về hưng phấn hoặc ức chế hệ thần kinh... Nhịp độ thở chậm sâu dài giúp cho oxy đến đầy đủ tận cùng toàn bộ tế bào trong cơ thể, do đó sẽ có sự chuyển hóa hoàn toàn nhất, tránh được khả năng đào thải những chất có gốc tự do gây bệnh và các chất oxy hóa từ tế bào tự hủy hoại vì thiếu oxy, đó là mầm mống của bệnh tật. Luyện tập thở bụng giúp cơ hoành được luyện tập tốt, giúp bạn có một vòng eo lý tưởng với cơ bụng săn chắc đầy quyến rũ.
Nên tránh những kiểu thở quá căng thẳng, bế, ép, nén dễ đưa đến tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Phải chú ý ở đan điền, thở hít khoan thai chậm răi, nhẹ nhàng, sâu, dài. Toàn bộ cơ thể đều phải thư giăn, thả lỏng thì nội khí mới sản sinh ra được và khí mới lưu thông trong cơ thể. Ban đầu thở chỉ là ư thức nhưng lâu ngày sẽ biến thành vô thức. Thật vậy, sau chừng một năm luyện tập, người tập sẽ chuyển được từ thở ngực qua thở bụng một cách phản xạ, dù lúc nghỉ ngơi hoặc sinh hoạt bình thường.
Kỹ thuật thở bụng
Về mặt dưỡng sinh thì nên thở bụng theo kỹ thuật sau đây:
- Ngồi trên ghế hoặc ngồi xếp bằng hoặc nằm hai chân thẳng, thả lỏng tự nhiên. Ban đầu, khi chưa quen với việc thở bằng bụng thì tư thế dễ nhất là tư thế nằm.
- Có thể đặt một tay trên bụng và một tay trên ngực để dễ dàng theo dõi hơi thở. Bắt đầu tập trung tư tưởng, mắt mở hay nhắm cũng được, thả lỏng thư giăn toàn bộ cơ thể.
- THỞ VÀO, THỞ RA BẰNG MŨI. Hít vào bụng dưới phình to ra. Người mới học không nên cưỡng ép quá và không cần cố gắng phình to lắm mà chỉ phình ra chút xíu là được, từ từ lâu ngày sẽ đạt. Hơi thở cần chậm, nhẹ, sâu, dài, không nín hơi.
- Khi đã hít vào tối đa, từ từ thở ra cũng chậm sâu dài, ép bụng thở ra hết càng sâu càng tốt. Khi thở ra hết rồi thì bắt đầu hít vào trở lại. Nên nhớ thời gian hít và thở bằng nhau. Giai đoạn đầu không quen thì không thể cân bằng 2 kỳ thở được, nhưng từ từ vài ngày quen sẽ cân bằng được.
Thở lúc nào?
- Thở mọi lúc mọi nơi nếu cần, với điều kiện là có không khí trong lành.
- Không nên tập thở trong môi trường ô nhiễm, phòng có máy lạnh, trong nhà đầy hơi người, dưới cây vào ban đêm (do cây thải CO2 vào ban đêm), và trước gió....
Đăng nhận xét